Điều trị chữa tê bì chân tay Cầu Giấy – Chọn ngay Phòng khám TASC

Các bệnh lý gây tê bì chân tay không làm ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng có thể gây ra tình trạng teo cơ và tàn phế nếu như không được thăm khám kịp thời. 

Tê bì chân tay là gì? Triệu chứng của tê bì chân tay

Tê bì chân tay là gì?

Tê bì chân tay là bệnh xuất hiện do những tổn thương của dây thần kinh vận động, bắt đầu bằng những triệu chứng tê, sau đó là yếu liệt cơ, và nặng hơn có thể mất khả năng kiểm soát vận động. Bệnh thường có cảm giác tê ở cánh tay trước, sau đó lan xuống cổ tay, bàn tay và ngón tay. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm, nếu không việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Triệu chứng của tê bì chân tay

Tê bì chân tay có hai dạng chính là tê bì sinh lý và tê bì bệnh lý. Trong đó, biểu hiện cụ thể của hai 2 dạng tê bì chân tay này là:

Tê bì tay chân sinh lý: Tình trạng tê bì xảy ra khi ngồi lâu, cầm nắm vật gì quá lâu. Tê bì sinh lý không nguy hiểm, không cần điều trị, chỉ cần bạn tránh ngồi hay cầm vật gì quá lâu ở một tư thế tình trạng này sẽ không xảy ra.

Tê bì tay chân bệnh lý: Người bệnh thường có cảm giác như bị tiêm chích  ở các đầu ngón tay, chân. Triệu chứng này có thể kéo dài và nặng thêm dần dần tê bì sẽ lan xuống các vùng bàn tay, cánh tay, bàn chân và thắt lưng, đùi mông.

Như vậy, nếu bạn gặp tình trạng tê bì chân tay thường xuyên thì đừng chủ quan, hãy suy nghĩ đến những nguyên nhân về nội tiết và các bệnh cơ xương khớp ở trên. Và đến các cơ sở chuyên môn để được thăm khám, xác định nguyên nhân cụ thể và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh tê bì chân tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tê bì chân tay kèm theo các triệu chứng như: tê mỏi cơ, đau nhức xương khớp, trong đó nguyên nhân chủ yếu là tê bì chân tay sinh lý và tê bì chân tay do chèn ép dây thần kinh. Cụ thể như:

Tê bì chân tay sinh lý có thể xuất hiện trong các trường hợp:

– Ngồi lâu, đứng lâu, ngủ sai tư thế, làm việc dưới máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, lao động nặng, ngồi xổm quá lâu… khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông

– Tác động của thời tiết như: trời quá lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột… dẫn đến rối loạn cảm giác, tê bì chân tay

– Tê bì chân tay do tác dụng phụ của một số loại thuốc

– Tê bì chân tay do chèn ép dây thần kinh

Tê bì chân tay bệnh lý do chèn ép dây thần kinh thường gặp trong các trường hợp:

– Các bệnh rối loạn chuyển hóa: Tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì, xơ vữa động mạch…

– Bệnh viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh

– Thiếu B1, B12, canxi, axit folic, kali… nhất là những người có sức khỏe yếu, thể lực kém như: Người già, trẻ nhỏ, người suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai

– Do các bệnh về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp…

– Do các bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm virus, lao, phong, thương hàn

– Do nhiễm độc như: Thủy ngân, đồng, kim loại nặng…

Bệnh tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Đa số các bệnh lý gây ra tình trạng tê bì chân tay không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể, những ảnh hưởng nặng nề bệnh có thể gây ra là:

– Ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày, làm giảm năng suất lao động. Chất lượng cuộc sống giảm sút

– Tê bì chân tay mức độ nặng có thể khiến tay chân bị mất cảm giác, mất khả năng cầm nắm đồ vật

– Sự chèn ép dây thần kinh làm hạn chế khả năng vận động, người bệnh thường xuyên gặp phải cảm giác đau nhức khó chịu. Có thể kèm theo tình trạng chóng mặt, đau đầu, khó thở

– Hội chứng chùm đuôi ngựa khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang dẫn đến tình trạng đại tiểu tiện mất tự chủ

– Dây thần kinh bị chèn ép làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đi nuôi cơ thể dần dẫn đến tình trạng teo cơ, yếu cơ. Cuối cùng là dẫn đến bại liệt

– Tê bì chân tay do các bệnh tim mạch, huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Các biện pháp chẩn đoán bệnh tê bì tay chân

Thông thường, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh để tìm kiếm các bất thường. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định bệnh tê tay chân và cách điều trị thích hợp như:

– Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp.

– Chụp cộng hưởng từ MRI.

– Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.

– Chụp X-quang.

Các phương pháp điều trị bệnh tê bì chân tay và địa chỉ chữa tê bì chân tay Cầu Giấy hiệu quả

Bệnh tê bì chân tay có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:

– Dùng thuốc giảm đau

– Chườm nóng/lạnh

– Sinh hoạt lành mạnh

– Điều trị bệnh lý gây ra triệu chứng

Hiện nay, những người bị bệnh tê bì chân tay thường lựa chọn phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) để điều trị. Đây là phương pháp KHÔNG DÙNG THUỐC – KHÔNG PHẪU THUẬT, phương pháp Chiropractic giúp điều chỉnh cấu trúc xương khớp – đốt sống sai lệch về đúng vị trí ban đầu, giảm chèn ép rễ thần kinh, từ đó khắc phục tê buốt chân tay với hiệu quả tận gốc.

Một trong những địa chỉ chữa tê bì chân tay mang lại hiệu quả cao và được hàng nghìn các bệnh nhân tin tưởng lựa chọn đó là Phòng khám TASC có địa chỉ tại số 1/143 Trung Kính, Trung Hoà, Cầu Giấy. Phòng khám TASC là phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp, thần kinh cột sống do chính TS.BS Lê Đình Bảo (David Le) – Việt kiều Mỹ nhận bằng TS Chuyên khoa Chiropractic – Thần Kinh cột sống – Phục hồi chức năng thành lập và điều hành. TS.BS Lê Đình Bảo là TS Chiropractic đầu tiên người Việt học và tu nghiệp tại Hoa Kỳ.

Đến với TASC các bệnh nhân sẽ được điều trị từ đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên khoa trong và ngoài nước, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Cùng dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp và hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại độc quyền từ Pháp, Mỹ, hỗ trợ chẩn đoán giúp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị cho người bệnh.

Liên hệ ngay với TASC để được tư vấn và đặt lịch nếu bạn đang gặp phải các vấn đề tê bì chân tay!

TASC (THE AMERICAN SPINE CLINIC) PHÒNG KHÁM MỸ VIỆT CHUYÊN KHOA XƯƠNG KHỚP, THẦN KINH CỘT SỐNG 

CS1: A42 – TT19 Nguyễn Khuyến, Khu đô thị Văn Quán, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 08-690-690-20

CS2: 1/143 Trung Kính, Trung Hoà, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Hotline: 08-360-690-20

Email: tascxuongkhop@gmail.com

Website: www.tascxuongkhop.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *